Quảng Nam dự kiến đầu tư gần 1.700 tỷ đồng bảo tồn phố cổ Hội An

Nhằm đưa Hội An thành điểm đến hấp dẫn của thế giới, tỉnh Quảng Nam đã trình đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản phố cổ, kinh phí 1.670 tỷ đồng.

Theo đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản phố cổ Hội An đến năm 2030, định hướng 2035 mới được trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Nam định hướng Hội An thành thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch, hướng đến xác lập vai trò động lực trong phát triển du lịch – dịch vụ của khu vực duyên hải miền Trung và cả nước, vươn tầm ra châu Á, là điểm đến hấp dẫn của thế giới.

Phố cổ Hội An. Ảnh: Đắc Thành

Phố cổ Hội An nhìn từ trên cao. Ảnh: Đắc Thành

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh sẽ trùng tu, tôn tạo tất cả di tích được xếp hạng song hiện xuống cấp; nâng cấp bảo tàng, nhà hát, điểm dừng chân, thư viện, phòng trưng bày truyền thống. Các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị được nhận diện, kiểm kê, quản lý bằng hồ sơ khoa học và bảo tồn.

Quảng Nam cũng hoàn thiện quy hoạch không gian và đưa vào mở rộng khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ, qua đó góp phần tạo sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển tại vùng lõi, vùng đệm và khu vực xung quanh. Tỉnh sẽ đầu tư phòng cháy chữa cháy giai đoạn 2, phòng chống mối mọt cho di tích, xây kè bảo vệ khu phố cổ…

Trong gần 1.700 tỷ đồng đầu tư, nguồn vốn trung ương, Quảng Nam và TP Hội An là 1.470 tỷ đồng, 200 tỷ đồng còn lại là nguồn vốn tài trợ ODA.

TP Hội An nằm bên bờ bắc hạ lưu sông Thu Bồn, nằm trong tam giác di sản văn hóa thế giới Huế – Hội An – Mỹ Sơn. Thành phố hiện có 1.439 di tích, riêng vùng lõi 1.175 di tích kiến trúc nghệ thuật. Cuối năm 1999, đô thị cổ Hội An được UNESCO công là di sản văn hóa thế giới.

Mỗi năm, phố cổ Hội An bị từ 2-3 đến ngập lụt. Ảnh: Đắc Thành

Mỗi năm, phố cổ Hội An trải qua 2-3 đợt ngập lụt. Ảnh: Đắc Thành

Theo đánh giá của tỉnh Quảng Nam, hiện phố cổ Hội An tồn tại nhiều thách thức đe dọa trực tiếp đến sự sống còn của di sản. Mỗi ngày phố cổ đón hàng nghìn lượt khách, lượng rác, nước thải gia tăng, nhưng chưa được giải quyết triệt để. Mỗi năm, nơi đây hứng chịu 2-3 đợt bão lụt, sạt lở bờ sông, biển, thủy triều.

Nhiều di tích bị mối mọt, côn trùng, vi sinh vật, nấm mốc gây hại. Nhiều di tích xuống cấp song chưa có giải pháp đảm bảo nguồn vật liệu truyền thống phục vụ đầu tư tu bổ, nhất là gỗ, gạch, ngói âm dương, vữa truyền thống. Trong khu phố có 41 di tích, vùng ngoại vi có 117 di tích đang xuống cấp.


Đắc Thành

Nguồn VNE

Related Articles

Responses

Your email address will not be published. Required fields are marked *